200 avsnitt • Längd: 55 min • Månadsvis
Thích nữ Nguyên Chủng
The podcast Thích nữ Nguyên Chủng is created by NGUYÊN CHỦNG. The podcast and the artwork on this page are embedded on this page using the public podcast feed (RSS).
Trong luật dạy, uống rượu có 36 lỗi: mất đạo, phá nhà, nguy thân, mất mạng, bất hiếu cha mẹ, xem thường sư trưởng đều do rượu gây ra
” Biếng học mê tam thừa
Người hỏi chẳng biết một
Nụ hoa không có hạt
Khi nở sao được quả?
Tâm kiêu mạn chất đầy
Khinh người, nhân chẳng tốt
Đọa vào nơi tối tăm
Giam hãm trong ngục kín....
“Đã có hiềm khích trước
Chớ nên tin tưởng nhau
Như qụa dối thân thiện
Thiêu chết bầy cú kia”.
Đời mạt pháp, người và pháp đều trở thành gian dối, hoặc dựa vào điều phải mà làm thành quấy, hoặc tô điều giả để biến thành thật. Do lòng người có chính tà, nên pháp có giả thật, vướng vào danh lợi thì nhơn ngã càng lớn. nên trong Kinh dạy: “Trực tâm là đạo tràng”
'' Lang thang từ độ luân hồi
U minh nẻo trước, xa xôi dặm về ''.
"Cái giận làm tôi xấu
Biết vậy tôi mỉm cười
Quay về thủ hộ ý
Từ quán không buông lơi."
(Thi kệ - Thiền sư Thích Nhất Hạnh)
“Lửa nào bằng lửa tham!
Chấp nào bằng sân hận!
Lưới nào bằng lưới si!
Sông nào bằng sông ái!”
(Pháp Cú 251)
Mỗi lời nói của chúng ta đều ẩn chứa một sức mạnh vô hình. Một lời động viên khích lệ có thể trở thành động lực giúp cho những người đang trong cơn bế tắc lấy lại tinh thần và vượt qua khó khăn. Nhưng cũng có những lời nói có thể giết chết một người trong tình thế tuyệt vọng. Do đó, hãy cẩn thận với những gì mình nói.
Luận Địa trì ghi: “Tội tà dâm cũng khiến cho chúng sinh bị đọa vào trong
ba đường ác. Nếu được sinh vào loài người thì gặp hai loại quả báo là vợ
không trinh tiết và quyến thuộc không được như ý”.
Vật của ai thì người đó giữ , dù lá rau cọng cỏ mà người chủ không cho cũng không được lấy huống chi trộm cướp.
Ai cũng sợ gươm đao, ai cũng sợ sự chết. Vậy hãy lấy lòng mình mà suy lòng người , chớ giết chớ bảo giết.
Nếu có hình thì ảnh hiện, có tiếng tức có vang! Lẽ thiện ác có báo ứng rõ ràng không sai lệch.
Hậu báo: Là đời này làm thiện hoặc ác, đời kiếp kế sau hoặc trăm ngàn đời về sau mới chịu quả báo.
Hiện báo: Là làm việc thiện hoặc ác liền có quả báo ngay trong hiện tại kiếp này.
Sinh báo: Đời này làm việc thiện ác, nhiều đời về sau mới thọ báo.
Giả sử Trãi qua trăm ngàn kiếp, nghiệp mà chúng sanh gây tạo không hề mất. Khi gặp đầy đủ nhân thì mỗi người phải tự chịu quả báo mà mình đã gây tạo
Thân trung ấm là một thuật ngữ chỉ trạng thái trung gian mà con người chúng ta sẽ trải nghiệm giữa cái chết và lần tái sinh tiếp theo. Đó là khoảng thời gian chuyển trạng thái khi mà linh hồn và thể xác đã tách rời, không còn liên quan đến nhau nữa.
Kinh Giải thập nhị nhân duyên trong A-hàm ghi: “Có bốn hình thái sinh:
sinh từ bụng là loài người và súc sinh (thai sinh); sinh do nóng lạnh hòa
hợp là các loài trùng, bướm, bò chét, rận (thấp sinh); sinh do biến hóa là
trời và địa ngục (hóa sinh); sinh từ trứng là chim, cá v.v... (noãn sinh).”
Đây gọi là tứ sinh
Kinh Di giáo ghi: “Năm căn gây họa đến nhiều kiếp, tai hại rất nặng, cần
phải thận trọng! Thế nên, người trí chế ngự, không chạy theo, canh giữ nó như giặc. Nếu buông lung năm căn, thì chẳng bao lâu sẽ bị chúng phá hoại tất cả”.
Chúng sinh tạo nghiệp ác chiêu cảm quả khổ, tạo nghiệp thiện chiêu cảm quả an vui. Nghiệp thiện ví như ánh sáng mặt trời xuất hiện thì bóng tối ( nghiệp ác) không còn. Vậy nên phải gấp rút bỏ ác làm lành, rời bến mê sang bờ giác.
Chúng sinh mê muội, nghiệp chướng sâu dày, chẳng biết phân biệt thiện ác, thích gây tạo nhân đau khổ, chưa từng dừng nghỉ.
Đức Như Lai đại từ đại bi, không nỡ bỏ rơi, nên Ngài chỉ cho chúng sinh biết rõ khổ để nhàm lìa, biết rõ vui để ưa thích.
“Dấu sáu căn như rùa,
Giữ ý tợ giữ thành,
Dùng trí tuệ đánh ma,
Quyết thắng không lo sợ.”
Tình tấn giữa đám người buông lung, tỉnh táo giữa đám người mê ngủ. Kẻ trí như con Tuấn mã Dũng tiến, bỏ lại phía sau những con ngựa yếu gầy
“Nhẫn nhẫn nhẫn (thân nhẫn, khẩu nhẫn, tâm nhẫn) thì điều trái chủ oan gia từ đây dứt hết.
Nhịn nhịn nhịn (thân nhịn, khẩu nhịn, tâm nhịn) thì ngàn tai muôn họa đều tan biến.
Nín nín nín (thân nín, khẩu nín, tâm nín) thì cảnh giới thần tiên vô hạn cũng do đây mà được.
Thôi thôi thôi (thân thôi, khẩu thôi, tâm đều thôi) thì những công danh cái thế không còn tự do”.
“Giới luật còn như Phật còn tại thế”
Muốn lên bờ giác phải dùng thuyền Bố Thí làm đầu
Muốn tạo Phước điền phải nhờ pháp Trai Tăng cúng dường làm trước.
Suy nghĩ thận trọng để ngăn ngừa lỗi lầm là nguyên lý tránh tai họa; ngậm
miệng không chê bai là nguồn gốc để xa lìa tội ác.
Ngày xưa trả báo thì chày
Ngày nay trả báo một giây nhãn tiền (Ca Dao)
Tổ Quy Sơn có dạy: “ gần gũi bạn lành như đi trong sương đêm, tuy không ướt áo nhưng lâu dần sẽ thấm lạnh”
Đức Phật bảo A Nan:
“Người hiền ưa cúng dường,
Được thiên thần phù hộ,
Thí một được vạn lần,
Sống lâu và an vui.
Nay cúng dường người hiền,
Phúc ấy không thể tính,
Rồi sẽ thành Phật đạo,
Độ thoát khắp mười phương”.
Kinh Phật thuyết phúc điền ghi: “Đức Phật bảo trời Đế Thích:
Có bảy pháp bố thí được gọi là phúc điền. Người thực hành pháp này được phúc, sau khi chết được sinh về cõi Phạm thiên. ...
Tất cả chúng sanh không giết hại
Thế giới làm sao nổi đao binh
Mỗi nhà mỗi hộ đều từ thiện
Lo gì thiên hạ chẳng thái bình.
Tiết Vu Lan bâng khuâng nhớ Cha công dưỡng dục
Mùa Báo Hiếu bùi ngùi thương Mẹ nghĩa sanh thành
Kinh Chính pháp niệm ghi: “Có bốn ân khó báo đáp: một là ân mẹ; hai là
ân cha; ba là ân Như Lai; bốn là ân sư trưởng. Nếu có người nào cúng
dường bốn hạng người trên thì phúc báo vô lượng, đời này được mọi người khen ngợi, về sau sẽ thành Phật”.
“Vô minh che trí tuệ,
Nhiều kiếp trong sinh tử,
Đến, đi biết bao lần,
Làm cha con lẫn nhau,
Tham đắm vui trần thế,
Không biết điều vui hơn,
Kẻ oán thành người thân,
Người thân lại thành oán,
Nên ta phương tiện nói,
Chớ sinh tâm thương ghét,
Nếu sinh tâm thương ghét,
Không thể thấu rõ pháp.”
Tâm kiêu mạn của con người
rất nặng, ưa khoe điều hay của mình, xét nét người hiền lương, chê bai bậc thánh đức… Nên sách có câu: “Gắng sức làm lành, để thân được an ổn; tận tâm hiếu
dưỡng để cha mẹ vui lòng”.
Chúng sanh xoay vần trong ba cõi, trôi nổi sáu đường. Bản tính sáng suốt không hư hoại nhưng ý thức nghĩ suy lại mê mờ. Chợt sinh chợt tử, lúc đến lúc đi, thân mạng này bỏ đi nhiều không sao kể xiết. …
Lấy đây mà quán sát thì tất cả chúng sinh đều là quyến thuộc với nhau.
Phàm nghèo giàu sang hèn, đều do nghiệp nhân đời trước; được mất, có không đều do hành động kiếp xưa. Cho nên trong kinh có ghi: “Muốn biết nhân đời trước, phải xem quả đời này. Muốn biết quả vị lai thì nhìn nhân hiện tại”.
Làm lành thì cảm được quả vui, làm ác thì chuốc lấy quả khổ. Nhân quả theo nhau như bóng theo hình, như âm vang theo tiếng.
Trưởng giả Đàn-di-li nhờ nhân duyên khất thực trợ duyên cho bốn tỳ khỏe đồng tu chứng quả A Là Hán mà trải qua chín mươi mốt kiếp sinh vào cõi trời hay cõi người đều tự nhiên được giàu sang, đầy đủ bảy báo. Sau cùng gặp Phật, xuất gia đắc quả A Là Hán.
Người tu tập nếu ruộng phúc mỏng, thì của tín thí khó tiêu; giữ trai giới không bền chẳng khác nào bình gốm chưa nung dễ vỡ. Do đó, thí chủ mất phúc cúng dường, chúng tăng bạc màu ruộng tốt.
Sở dĩ chính pháp được lưu truyền rộng rãi là nhờ kinh điển. Phúc điền sở dĩ được tăng trưởng là do giữ trai giới. Vì thế, nhịn một bữa ăn để cúng dường thì được phúc giàu sang; giúp người một đồng thì được quả báo thù thắng hơn cõi trời. Do đó, nên quí trọng ruộng phúc, xem nhẹ tiền tài, cùng nhau lập hội Vô-già sẽ được phúc đức vô lượng.
...Từ sáng sớm cho đến giữa ngày là đúng giờ ăn, đi khất thực không sinh phiền não nên gọi là đúng thời. Từ giữa ngày đến cuối đêm là thời gian mà người thế tục tổ chức yến tiệc, vui chơi, nếu đi khất thực lúc này sẽ có nhiều phiền phức, nên gọi là phi thời.
Kinh Thỉnh Tân-đầu-lô ghi: “Các vị ưu-bà-tắc, quốc vương, ở Thiên Trúc, mỗi khi thiết trai thường thỉnh a-la-hán Tân-đầu-lô-phả-la-đọa-thệ. Tôn giả vì hiện thần thông trước trưởng giả Thụ-đề, nên Phật không cho nhập niết-bàn, và bảo tôn giả làm phúc điền cho bốn chúng trong thời mạt pháp.
Phật bảo và Tăng bảo
Đều phúc đức như nhau.
Nếu ai cung kính Phật,
Cũng phải cung kính tăng,
Không nên sinh phân biệt,
Vì đồng là bảo vậy.
“Này Xá-lợi phất! Nếu có người cúng dường tháp Phật một ngọn đèn, khi lâm chung được thấy bốn loại ánh sang. Sau khi qua đời, được sinh lên cõi trời Tam Thập Tam, liền được năm việc thanh tịnh:
1- Được sức mạnh thanh tịnh
2- Được uy đức thù thắng trong hàng chư thiên
3- Được tuệ niệm thanh tịnh
4- Được nghe âm thanh nhiếp ý
5- Được quyến thuộc vừa ý, nên tâm thường vui vẻ.”
Kinh Tạp Bảo Tạng nói về công đức của người dâng hoa cúng dường Tháp của Phật Ca Diếp, nhờ công đức ấy nên
sau khi chết được sanh lên trời làm thiên nữ.
“Lúc ấy, thiên nữ nói kệ:
Xưa ta dùng vòng hoa,
Cúng tháp Phật Ca-diếp,
Nay sinh lên cõi trời,
Được công đức thù thắng,
Đã sinh lên cõi trời,
Lại được thân sắc vàng”.
Kinh Pháp hoa có bài kệ:
“ Nếu có người trỗi nhạc,
Đánh trống thổi sừng, ốc,
Tiêu, địch, cầm, không hầu,
Tì bà, nao, đồng, bạt,
Những tiếng hay như thế,
Tất cả dâng cúng dường,
Đều đã thành Phật đạo”.
“Đẹp thay áo giải thoát
Áo ruộng Phước không tướng
Khoác rồi giữ nghiêm giới
Độ thoát khắp chúng sanh”
Chúng sinh trong ba cõi, sáu đường luôn tạo nghiệp chướng mà tự mê muội; các bậc Thánh ngộ lý chân thường vốn chẳng sinh của các pháp mà đạt được sự rỗng lặng chân tâm. Đức Phật thương xót chúng sanh mãi quanh quẩn trong nhà lửa đang bốc cháy mịt mù nên đã vứt bỏ cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con ngoan để đi tìm đạo giải thoát hầu giúp chúng sanh thoát khỏi biển khổ trầm luân sanh tử.
Hàng đệ tử Phật muốn thành tựu chí nguyện xuất trần mà hủy hoại dung mạo, cạo bỏ râu tóc, lìa xa thế tục, cắt ái từ thân mong thành tựu đại pháp; phúc trạch gội nhuần hai cõi âm, dương.
Tâm phàm luôn chạy theo ngoại cảnh, khó cấm ngăn tựa như khỉ
vượn. Ba nghiệp dấy động, duyên buộc càng tăng, nên Đức Phật lập ra giáo pháp, khiến thường chế ngự thân tâm.
kinh chép: “Chế tâm ở một chỗ thì việc gì cũng làm xong”.
Nhưng tâm tính mê lầm, điên đảo, do ngã kiến đứng đầu. Phiền não khó điều phục, bởi loạn sử luôn hiện hành. Vì vậy
Nhiếp Niệm là việc không thể thiếu trên tiến trình tu tập.
Đi chùa lễ Phật không chỉ là tín ngưỡng mà còn là văn hoá truyền thống của người Việt Nam từ thời Đinh - Lê - Lý - Trần. Ruộng Phước của Tam Bảo nếu biết chọn giống để gieo trồng thì chẳng những hưởng Phước báo Nhân Thiên mà còn có thể chứng đắc Niết Bàn. Bài pháp này chia sẽ những điều mà Quý Phật Tử cần nên biết để tránh lỗi lầm, giúp tội chướng tiêu diệt , Phước Đức tăng trưởng .
Kinh Niết-bàn ghi: “Người đến chùa nên bỏ dao, gậy và các vật
linh tinh, rồi mới vào chùa. Bỏ dao gậy tức là bỏ lòng giận hờn tam bảo; bỏ vật linh tinh tức là bỏ tâm cầu xin tam bảo. Hãy bỏ hai lỗi ấy, rồi mới nên vào
chùa. Đi nhiễu Phật theo chiều thuận, không được đi theo chiều nghịch....Phải ca tụng, khen ngợi tam bảo.
Không được khạc nhổ trong khuôn viên chùa. Nếu thấy cỏ rác dơ bẩn thì phải dọn sạch”.
“Ngựa hay nhờ roi thúc, Hoa cậy gió đưa hương, Khó gặp lý cao tột, Không người, loài nào thông?”
CHÍ TÂM QUY MẠNG LỄ
U-Minh Giáo Chủ Bổn Tôn
Địa-Tạng Bồ Tát Ma-ha-tát.
Lạy đức từ bi đại Giáo-chủ!
'Địa' là dày chắc- 'Tạng' chứa đủ.
Cõi nước phương Nam nổi mây thơm,
Rưới hương, rưới hoa, hoa vần vũ,
Mây xinh, mưa báu số không lường.
Lành tốt, trang nghiêm cảnh dị thường,
Người, trời bạch Phật: Nhơn gì thế?
Phật rằng: Địa-Tạng đến Thiên đường!
Chư Phật ba đời đồng khen chuộng
Mười phương Bồ Tát chung tin tưởng
Nay con sẵn có thiện nhơn duyên,
Ngợi khen Địa-Tạng đức vô thượng:
CHÍ TÂM QUY MẠNG LỄ
U-Minh Giáo Chủ Bổn Tôn
Địa-Tạng Bồ Tát Ma-ha-tát.
Lạy đức từ bi đại Giáo-chủ!
'Địa' là dày chắc- 'Tạng' chứa đủ.
Cõi nước phương Nam nổi mây thơm,
Rưới hương, rưới hoa, hoa vần vũ,
Mây xinh, mưa báu số không lường.
Lành tốt, trang nghiêm cảnh dị thường,
Người, trời bạch Phật: Nhơn gì thế?
Phật rằng: Địa-Tạng đến Thiên đường!
Chư Phật ba đời đồng khen chuộng
Mười phương Bồ Tát chung tin tưởng
Nay con sẵn có thiện nhơn duyên,
Ngợi khen Địa-Tạng đức vô thượng:
CHÍ TÂM QUY MẠNG LỄ
U-Minh Giáo Chủ Bổn Tôn
Địa-Tạng Bồ Tát Ma-ha-tát.
Lạy đức từ bi đại Giáo-chủ!
'Địa' là dày chắc- 'Tạng' chứa đủ.
Cõi nước phương Nam nổi mây thơm,
Rưới hương, rưới hoa, hoa vần vũ,
Mây xinh, mưa báu số không lường.
Lành tốt, trang nghiêm cảnh dị thường,
Người, trời bạch Phật: Nhơn gì thế?
Phật rằng: Địa-Tạng đến Thiên đường!
Chư Phật ba đời đồng khen chuộng
Mười phương Bồ Tát chung tin tưởng
Nay con sẵn có thiện nhơn duyên,
Ngợi khen Địa-Tạng đức vô thượng:
Đức Như Lai ứng hiện thân vi diệu rực rỡ khắp tam thiên; bậc Chính Giác tuy đã nhập diệt, nhưng tám vạn xá-lợi vẫn còn lưu lại.
Việc dựng tháp bắt đầu từ thời vua A-dục, truyền đến Trung Hoa vào đầu triều Đại Đường. Từ đó trải qua các đời, nhiều tháp đã được dựng lên, sự thần biến chẳng phải một. Do đó, kinh ghi: “Chính pháp còn ở đời hay chính pháp bị hủy diệt” chính là điều này vậy”.
Kinh Tát-già-ni-kiền ghi: “Nếu người nào phá chùa, tháp Phật, hoặc lấy vật của tam bảo, hoặc bảo người khác làm các việc ấy, hoặc vui mừng khi thấy người khác làm, hoặc đánh đập, trói, nhốt, bắt hoàn tục hoặc giết sa-môn mặc y nhuộm trì giới hay phá giới, thì phạm trọng tội căn bản, chắc chắn sẽ chịu khổ sở trong địa ngục vô gián"
PHÁP,
tức là phép tắc. Tất cả muôn sự muôn vật trong thế gian này, vật nào cũng đều có lý nhất định và đều có khuôn mẫu của nó.
Đức Phật dạy: “ Ta là Phật đã thành. Chúng sanh là Phật sẽ thành”. Lễ kính Phật quá khứ, Phật hiện tại thì chúng ta đã làm, còn Phật vị lai phải lễ kính như thế nào cho đúng Pháp? Đây là việc mà người tu học không thể không biết .
Kinh Chính pháp niệm ghi: “Nếu ai cúng dường vị pháp sư thuyết pháp thì người ấy đã cúng dường Thế Tôn hiện tại. Người như thế, tùy sự cúng dường mà điều mình mong cầu được thành tựu. Ngay đến việc được quả Vô thượng bồ-đề cũng là nhờ thường cúng dường pháp sư thuyết pháp. Vì sao? Vì nhờ nghe pháp nên tâm được điều phục; nhờ tâm được điều phục nên dứt trừ được vô tri tối tăm lưu chuyển trong sinh tử. Nếu lìa việc nghe pháp thì không có cách gì điều phục được tâm”.
hùa
“Này Phật tử! Giống như mặt trời, mặt trăng mọc ở thế gian, cho đến núi sâu, hang thẳm đều chiếu khắp, mặt trời trí tuệ của Như Lai cũng như thế, chiếu sáng khắp tất cả. Nhưng vì sự mong cầu cũng như căn lành của chúng sinh không giống nhau nên họ thấy ánh sáng trí tuệ của Như Lai đều khác nhau”.
Kính pháp
Đại ý về Kính Pháp:
Gồm tám phần: Đại ý, Thuyết pháp, Thính pháp, Tiệm đốn, Cầu pháp,
Cảm phúc, Báo ân, Báng pháp.
Từ Bi Thủy Sám Pháp ( Quyển Hạ )
Con đã gây ra bao lầm lỗi
Khi nói khi làm, khi tư duy
Đam mê hờn giận và ngu si
Nay đối Phật đài xin sám hối
“ Kính nghe: Lòng từ mẫn hằng vì muôn vật, tâm Bi nguyện khéo độ quần sanh.
Hai chữ Từ Bi làm tiêu hết muôn nghìn tội lỗi. Một lời niệm Phật cũng diệt trừ trăm vạn oan khiên”
Nguyện người đọc tụng, làm nghe và hành trì văn Thủy sám này đều được tiêu trừ nghiệp chướng 🙏
Từ Bi Thủy Sám Pháp ( Quyển Trung )
Con đã gây ra bao lầm lỗi
Khi nói khi làm, khi tư duy
Đam mê hờn giận và ngu si
Nay đối Phật đài xin sám hối
“ Kính nghe: Lòng từ mẫn hằng vì muôn vật, tâm Bi nguyện khéo độ quần sanh.
Hai chữ Từ Bi làm tiêu hết muôn nghìn tội lỗi. Một lời niệm Phật cũng diệt trừ trăm vạn oan khiên”
Nguyện người đọc tụng, làm nghe và hành trì văn Thủy sám này đều được tiêu trừ nghiệp chướng 🙏
Từ Bi Thủy Sám Pháp ( Quyển thượng )
Con đã gây ra bao lầm lỗi
Khi nói khi làm, khi tư duy
Đam mê hờn giận và ngu si
Nay đối Phật đài xin sám hối
“ Kính nghe: Lòng từ mẫn hằng vì muôn vật, tâm Bi nguyện khéo độ quần sanh.
Hai chữ Từ Bi làm tiêu hết muôn nghìn tội lỗi. Một lời niệm Phật cũng diệt trừ trăm vạn oan khiên”
Nguyện người đọc tụng, làm nghe và hành trì văn Thủy sám này đều được tiêu trừ nghiệp chướng 🙏
“Phật bảo bồ-tát Di-lặc:
- Nay Như Lai sẽ nói cách trừ tội cho những chúng sinh chịu ngũ khổ,
các tì-kheo phạm giới cấm, người làm ác, kẻ phạm tội ngũ nghịch, phỉ
báng Phật, làm mười sáu thứ ác luật nghi trong đời vị lai...”
Để biết cách trừ tội ấy như thế nào, thỉnh đại chúng lắng nghe lời Phật dạy về Niệm Phật Tam Muội
Kinh Thượng sinh ghi: “Sau khi Ta diệt độ, tứ chúng32 và bát bộ33 muốn sinh lên tầng trời thứ tư, phải trong một ngày cho đến bảy ngày luôn luôn nhớ nghĩ cõi trời ấy và giữ gìn giới cấm của Phật chế, tư duy về thập thiện và thực hành thập thiện đạo, rồi hồi hướng công đức ấy, nguyện được sinh trước mặt Phật Di-lặc. Thực hành như thế, sẽ được vãng sinh như nguyện”.
Câu “Nam Mô A Di Đà Phật” nghĩa là: Kính lễ đấng Giác ngộ vô thượng hoặc cũng có nghĩa là: Con quay về nương tựa vào đấng Giác ngộ vô thượng. Trong Thập Lục Quán Kinh Phật dạy: nếu chúng sinh nào niệm một lần danh hiệu của Phật A Di Đà sẽ tiêu được 8 muôn ức kiếp tội nặng sanh tử.
Trong Kinh Quán Phật Tam Muội Phật bảo các Tỷ-Kheo: “Sau khi Ta diệt độ, nếu ai xưng danh hiệu Ta và xưng nam-mô Phật thì sẽ được phúc đức vô cùng”.
Mời Quý vị lắng nghe công Đức nhờ xưng niệm danh hiệu Phật Thích Ca Mâu Ni 🙏🙇♀️
Chư Kinh Yếu Tập (tức Thiện Ác Nghiệp Báo Luận) 20 quyển nói về tội phước nhân quả của người thế gian khi ứng xử trong cuộc sống thường ngày. Đây là kim chỉ nam để người đọc người nghe tránh được tội, sanh được Phước .
Nguyện những ai nghe pháp này rồi vâng làm theo lời Phật dạy, hiện đời thân tâm an lạc, hạnh phúc, sau khi bỏ báo thân này sinh về cõi Phật thanh tịnh.🙏🙏🙏🙇♀️
Đầu năm các Chùa thường lập Đàn Dược Sư để cầu nguyện cho bá tánh sức khỏe dồi dào, tiêu tai giải nạn.
“ giải kết giải kết giải oán kết
Nghiệp chướng bao đời đều giải hết
Rửa sạch lòng Trần phát tâm thành kính
Đối trước Phật đài cầu giải kết.
Dược Sư Phật Dược Sư Phật
Tiêu Tại Diên Thọ Dược Sư Phật
Tuỳ tâm mãn nguyện Dược Sư Phật
Nam Mô Tiêu Tại Diên Thọ Dược Sư Phật “
Theo truyền thống của người Việt, hằng năm, ngày 23 tháng Chạp mọi người thường dọn dẹp nhà, bếp sạch sẽ, làm một mâm cúng để tiễn ông Công ông Táo lên thiên đình báo cáo mọi việc thiện ác, tội Phước trong gia đình với Ngọc Hoàng.
Người học Phật cần có cái nhìn chân Chánh trong việc thờ cúng cho phù hợp với định luật Nhân quả và tăng trưởng thiện căn. Chánh Kiến Về Việc Cúng Ông Táo sẽ giúp bạn minh định Chánh tà một cách rõ ràng.
Mọi người thường nói: “nghiệp chướng của tôi quá nặng “. Nghiệp chướng không phải là cái bất đi bất dịch. Nghiệp là thói quen do con người tạo ra và chính người ấy tự hoá giải, chuyển nghiệp của chính mình.
Kinh Vô Lượng Thọ Đức Phật Thích Ca không những giới thiệu cảnh giới Tây phương Cực lạc một cách rõ ràng mà còn thuyết minh cho chúng sanh thấy nguyện lực cùng nhân duyên mật thiết giữa chúng sanh cõi Ta bà với đức Phật đức Phật A Di Đà.
Đối với hành giả tu Tịnh độ, đọc tụng Kinh Vô Lượng Thọ, niệm Phật A Di Đà hồi hướng Tây phương trang nghiêm Tịnh độ là pháp tu an toàn nhất. Tu theo Pháp môn này có đức Phật A Di Đà phóng quang soi sáng, có Thánh chúng hộ trì, có Bồ tát Quán Thế Âm, Thế Chí dẫn đường. Như thế là tự lực, tha lực đầy đủ để đồng quy Cực Lạc.
Buông Xuống Đi không có nghĩa là khuyên bạn buông bỏ công việc, trốn tránh trách nhiệm của bản thân đối với gia đình, xã hội.
Buông xuống là buông sự dính mắc, chấp trước trong tâm, đối với hoàn cảnh vật chất, hoàn cảnh nhân sự bạn biết tuỳ duyên tự tại thì Hạnh phúc sẽ có mặt.
Thỉnh đại chúng nghe Kinh Diệt Thọ Trường Tội Hộ Chư Đồng Tử de biết rằng phá thai là tước đi quyền làm người của một sinh mạng, gieo nhân ác tương lai khó tránh khỏi quả báo ác! Hãy bảo vệ mạng sống trẻ thơ; bảo vệ những thai như vô tội còn trong trứng nước của mình. Hãy sám hối lỗi lầm bằng cách NÓI KHÔNG VỚI VIỆC PHÁ THAI 🙏🙏🙏
Kinh A Di Đà do đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói về y báo và chánh báo trang nghiêm của đức Phật A Di Đà nơi thế giới Cực lạc ở phương Tây, cách cõi Ta bà này mười muôn ức cõi Phật. Kinh cũng chỉ bày pháp môn niệm Phật để trang nghiêm Tịnh Độ và cầu vãng sanh về cõi Cực lạc của đức Phật A Di Đà.
Kinh Phổ Môn nói đến oai lực và bi nguyện độ sanh của Bồ Tát Quán Thế Âm. Kinh này thường được tụng vào các dịp cầu an, cầu bệnh, cầu tai qua nạn khỏi, mưa hòa gió thuận, lễ khởi công, lễ khánh thành, lễ tân gia...
Đức Quan Thế Âm sở dĩ được tôn xưng với danh hiệu này là vì Ngài là vị Bồ-tát luôn luôn ban niềm vui vô úy thí cho tất cả chúng sinh đang chịu nhiều đau khổ trong đời, từ thiên tai, nạn vua quan và giặc cướp, và là điểm tựa tinh thần cho chúng sanh trở thành bậc Thánh như Ngài.
Chú Đại Bi - tụng nhanh
Chú Đại Bi tụng chậm. Dành cho người chưa thuộc.
Si là sự đam mê trong cảnh tượng, như người ngủ mê tưởng giấc chiêm bao là sự thật; như sương mù che áng tầm mắt, không cho ta nhìn rỏ được các cảnh vật ở xa. Đây là NGUYÊN NHÂN GÂY RA BAO OAN TRÁI.
Si là không có trí tuệ, nên không hiểu được lý nhân quả và Tứ Diệu Ðế, là ba pháp căn bản phiền não và có mặt trong tất cả các bất thiện tâm. Vì tâm si mê không phân biệt được phải trái, đúng sai, thiện ác, chánh tà nên dễ hành động sai lầm gây nên bao oan trái.
"Kính lạy Bồ Tát Quán Thế Âm, con nguyện học theo hạnh của Người, biết lắng tai nghe cho cuộc đời bớt khổ"
Si mê, là đối với sự vật hiện tiền, tâm tánh mờ ám, không có trí huệ sáng suốt để phán đoán việc tốt xấu, hay dỡ, lành dữ, đúng sai v.v… nên mới làm những điều tội lỗi, làm tổn hại cho mình và người. cho nên Đức Phật dạy:
“Đêm dài cho kẻ thức
Đường dài cho kẻ mệt
Luân hồi dài cho kẻ ngu
Không biết chơn diệu pháp”
“Lửa nào bằng tham dục,
Ngục nào bằng tâm sân,
Lưới nào hơn mê đắm,
Sông ái dục nhận chìm”.
Ái dục có sức hút rất ngọt ngào, sự mời gọi của nó rất êm ái nhẹ nhàng khiến người ta chìm đắm, cam tâm chui vào chịu chết mà không có khả năng khước từ. CON CỌP DỄ THƯƠNG nói lên sức hấp dẫn của tham dục.
Ca dao Việt Nam có câu:
”Cây cao thì gió càng lay,
CÀNG CAO DANH VỌNG CÀNG DÀY GIAN TRUÂN.”
Đến khi dạt được danh vọng rồi có thỏa mãn chăng? Có hạnh phúc chăng?
Muốn có hạnh phúc mà không bị gian truân thì hãy biết giữ mình, đừng để tiếng tăm lợi dưỡng làm hại.
Niệm Nam Mô A Di Đà Phật
Tạo ra của cải vật chất đã khó, giữ được tài sản càng khó hơn. Có những người tiền muôn bạc bể, nhưng một tai họa hoặc biến cố xảy ra thì chỉ còn hai bàn tay trắng.
Muốn giữ vững sản nghiệp, bạn không thể dựa vào quyền thế, không thể cậy mình thông minh lanh lợi, hay bạn có sức lực phi phàm. Vậy bí kiếp ấy là gì? PHƯƠNG PHÁP GIỮ GÌN TÀI SẢN chính là bí kiếp mà bạn mong đợi. Chúc bạn luôn thành công, an vui và hạnh phúc.
Trong cuộc sống thường ngày, để đáp ứng mọi nhu cầu về vật chất, con người phải nỗ lực đầu tắt mặt tối, phải vất vả lao động để tạo ra tài sản. Tuy nhiên, nếu không biết đủ thì con người rất khó thỏa mãn. Người kém phước lao nhọc, vất vả nhiều nhưng cuối cùng tay trắng vẫn trắng tay, dẫn đến thất vọng buồn phiền. Người có phước báu thì được giàu sang, sung túc, nhưng vẫn không thoát khỏi nỗi lo tài sản bị tổn thất...
VƯỢT QUA CÁI HỌA CỦA LÒNG THAM là phương pháp giúp bạn vượt qua những nỗi lo này.
Những điều bất như ý xảy ra trong cuộc sống như: bị vu khống, phản bội, nhân phẩn bị chà đạp v.v. mà ta không thể phản kháng hay biện minh được lâu ngày liền sinh oán hận. Giận như lửa ngọn. Hận là lửa than. Oán hận càng sâu thì khả năng oan oan tương báo càng lớn.
Xả oán hận không những giúp chúng ta nhẹ nhàng, an lạc ở hiện tại mà còn chặt đứt sợi dây oán kết ở tương lai.
Nóng giận là một loại xúc cảm tiêu cực làm tâm trí bị che lấp, không thấy được sự thật của mọi sự vật một cách đúng đắn, mất niềm hạnh phúc đích thực, khiến các mối quan hệ trở thành bất hòa, thù địch.
Hóa giải thói quen nóng giận chẳng những giữ cho tâm mình được an tĩnh mà còn là cách phát triển năng lượng yêu thương, dùng tình thương để ôm ấp cơn giận, giúp cây hạnh phúc nở hoa ngay giữa cuộc sống vốn nhiều điều bất như ý này.
Người bịnh đọc tụng hoặc tịnh tâm lắng nghe Thần chú Dược Sư thì bịnh tật sẽ mau khỏi, khỏe mạnh, bình an.
En liten tjänst av I'm With Friends. Finns även på engelska.